Động cơ không chổi than là gì? Cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng

Động cơ không chổi than là gì? Cấu tạo ra sao? Nguyên lý và ứng dụng như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Động cơ không chổi than là gì?

Động cơ không chổi than có tên tiếng anh là Brushless Direct Current (viết tắt BLDC) là loại động cơ hoạt động dựa vào từ trường vĩnh cửu và cảm biết xác định vị trí, không dùng chổi than (bàn chải), hỗ trợ làm giảm ma sát và tiếng ồn cho động cơ máy vận hành êm ái, sử dụng tiết kiệm tối đa điện năng.

Tìm hiểu về motor không chổi than

Cấu tạo động cơ không chổi than

Motor không chổi than gồm ba phần chính:

  • Stato (phần đứng yên): Là cuộn dây đồng được quấn quanh lõi thép, tạo từ trường khi có dòng điện chạy qua.
  • Trục Roto (phần quay): Gắn với các nam châm vĩnh cửu. Khi từ trường được tạo ra trong Stato, Roto sẽ quay theo từ trường đó.
  • Bộ điều khiển điện tử (ESC – Electronic Speed Controller): Có chức năng thay đổi thứ tự và thời điểm cấp dòng điện vào cuộn dây Stato để điều khiển chuyển động của Roto một cách chính xác.

Nguyên lý hoạt động của động cơ không chổi than

Motor không chổi than hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi dòng điện được cấp vào cuộn dây Stato sẽ tạo ra từ trường xoay. Từ trường này tương tác với nam châm vĩnh cửu trên Roto, khiến nó quay theo hướng của từ trường. Bộ điều khiển điện tử liên tục thay đổi pha dòng điện để duy trì chuyển động quay ổn định và đúng hướng.

Ứng dụng của motor không chổi than

Động cơ không chổi than được ứng dụng ở một số lĩnh vực như sau:

  • Thiết bị gia dụng: Máy hút bụi, quạt điện, máy lạnh.
  • Ô tô điện và xe đạp điện: Động cơ BLDC giúp tăng phạm vi hoạt động và giảm tiếng ồn.
  • Máy bay không người lái (drone): Cung cấp lực đẩy mạnh mẽ và phản ứng nhanh.
  • Công nghiệp tự động hóa: Dùng trong robot, băng tải, máy CNC.
Ứng dụng của motor không chổi than

So sánh motor không chổi than và motor chổi than

Motor không chổi than và motor chổi than có một số ưu nhược điểm như sau:

Động cơ có chổi than

Ưu điểm

  • Hiệu suất ổn định 75 – 80%.
  • Có cấu tạo đơn giản không cần bộ điều khiển riêng biệt cho động cơ.
  • Bật tắt với một công tắc.
  • Chi phí lúc đầu rẻ.

Nhược điểm

  • Độ bền động cơ thấp.
  • Năng lượng thất thoát nhiều do sự ma sát giữ chổi than và Roto khiến mài mòn cuộn dây.
  • Phải thay thế bàn chải (chổi than) đã mòn sau thời gian dài sử dụng.

Động cơ không chổi than

Ưu điểm

  • Hiệu suất cao 85 – 90%, vận hành êm ái, nhẹ nhàng dù ở vận tốc thấp hay cao.
  • Do được kích từ nam châm vĩnh cửu nên giảm hao tốn năng lượng.
  • Có thể tăng và giảm tốc trong thời gian ngắn.
  • Tiết kiệm chi phí bảo trì, thay thế chổi than và vành trượt.
  • Độ bền động cơ cao hơn.

Nhược điểm

  • Giá thành cao.
  • Ít được dùng trong nhiều sản phẩm.

Mặc dù các loại máy được trang bị motor không chổi than có giá thành cao hơn nhưng nó lại là sự lựa chọn hoàn hảo với những ai có tài chính tốt và đang tìm kiếm một thiết bị có động cơ bền bỉ, phù hợp với nhu cầu sử dụng liên tục với công suất lớn. Không chỉ vậy, thiết bị gắn motor không chổi than còn giúp tiết kiệm điện, mang lại hiệu suất cao.

So sánh Motor không chổi than và motor chổi than

Qua bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc động cơ không chổi than là gì và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó như thế nào rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Liên hệ