Da dầu là một trong những loại da phổ biến vậy nhưng không phải ai cũng biết da dầu là gì, có đặc điểm gì. Trong bài viết này, hãy cùng MAMA tìm hiểu kỹ hơn về da dầu các bạn nhé.
Da dầu là gì?
Da dầu (còn được gọi bằng tên gọi khác là da nhờn) là loại da mà có tuyến bã nhờn nằm dưới bề mặt da tiết ra rất nhiều dầu – một hỗn hợp được tạo ra từ chất béo. Thực chất thì dầu nhờn có vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe của làn da, tuy nhiên việc tiết ra quá nhiều sẽ gây nên tình trạng da dầu nhờn khó chịu.
Đặc điểm và cách nhận biết da dầu
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của da dầu đó chính là da mặt luôn trong tình trạng bóng loáng, đặc biệt là ở vùng chữ T (trán, cằm, mũi). Ngoài ra, người có làn da dầu còn có lỗ chân lông khá to, thường xuyên nổi mụn, da dễ bị bắt nắng và sạm màu.
Nếu có thể, bạn hãy dùng giấy thấm dầu để nhận biết làn da của mình có phải da dầu không. Sau khi rửa mặt xong, bạn để cho mặt khô tự nhiên, sau đó dùng giấy thấm dầu thấm nhẹ lên mặt, thực hiện lại như thế cứ khoảng 1 – 2 tiếng, nếu giấy thấm dầu hút được nhiều dầu và trở nên trong suốt thì bạn đang sở hữu làn da dầu nhé.
Nguyên nhân gây nên tình trạng da dầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da dầu, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do di truyền: Làn da dầu có xu hướng di truyền từ gia đình. Nếu cha mẹ của bạn sở hữu làn da dầu thì nhiều khả năng làn da của bạn cũng là da dầu.
- Môi trường sống: Những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thì thường người dân sẽ sở hữu làn da dầu.
- Chăm sóc da thái quá: Nhiều người lầm tưởng rằng thường xuyên rửa mặt, tẩy tế bào chết cho da trong ngày sẽ giúp da khỏe, cải thiện tình trạng đổ dầu nhờn. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược, nếu bạn lạm dụng các bước làm sạch da thì tình trạng dầu nhờn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bởi da sẽ càng tăng tiết dầu để bù đắp cho những “mất mát” khi bạn rửa mặt, tẩy da chết…
- Không dùng kem dưỡng ẩm: Không ít người cho rằng dùng kem dưỡng ẩm sẽ càng khiến da tiết dầu, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Nếu bạn đang điều trị mụn hoặc dùng các mỹ phẩm có thành phần benzoyl peroxide hoặc acid salicylic – các tinh chất này có thể làm khô da. Do đó bước dưỡng ẩm là cực kỳ cần thiết.
- Tuổi tác: Da dầu xuất hiện nhiều ở độ tuổi dậy thì do nội tiết tố được tăng sinh. Khi càng lớn tuổi, da của bạn sẽ bắt đầu tiết ít bã nhờn nhưng thay vào đó là các nếp nhăn và vết chân chim sẽ nhiều hơn.
- Dùng sai sản phẩm chăm sóc da: Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da có các thành phần không phù hợp với đặc điểm của da sẽ khiến tình trạng tiết dầu nghiêm trọng hơn.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng: Chế độ ăn uống không lành mạnh, có chứa các thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo, ít rau xanh, uống ít nước… cũng là nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu nhờn hơn.
Cách khắc phục tình trạng da dầu
Để khắc phục tình trạng da dầu, bạn cần kết hợp khá nhiều yếu tố. Trong đó có những yếu tố cùng những lưu ý quan trọng như sau:
Xây dựng chế độ skincare phù hợp
Các bước skincare cơ bản dành cho da dầu như sau:
- Tẩy trang và rửa mặt.
- Tẩy tế bào chết cho da 2 lần một tuần.
- Lau khô mặt rồi dùng nước hoa hồng.
- Dùng giấy thấm dầu để hút bớt lượng dầu nhờn tiết ra.
- Đắp mặt nạ 2 lần một tuần.
- Sử dụng kem dưỡng có tác dụng kiềm dầu.
- Sử dụng kem chống nắng (chỉ dùng ban ngày).
Mẹo hạn chế tiết dầu nhờn
- Chỉ nên làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt tối đa 2 lần, không được lạm dụng rửa mặt.
- Tuân thủ nguyên tắc thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
- Cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức khuya để lượng insulin không bị tăng khiến da tiết nhiều dầu.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, gối.
- Uống đủ nước và không quên thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày.
- Xây dựng thực đơn ăn uống có nhiều rau xanh, trái cây, đồng thời giảm lượng đường, chất béo.
- Thường xuyên xịt khoáng cho da.
- Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với đặc điểm của da dầu.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được da dầu là gì cũng như dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục da dầu. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.